Blog Quảng Nam

Bản tin

Thăng Bình là một huyện phía đông tỉnh Quảng Nam, huyện lỵ là thị trấn Hà Lam. Về phía đông Thăng Bình giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn; phía nam giáp thành phố Tam Kỳ; phía bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên. Thăng Bình ở toạ độ 15°30’ đến 15°59’ vĩ độ bắc và từ 108°7’ đến 108°30’ kinh độ đông.

Lịch sử hình thành

Trước 1430, Thăng Bình thuộc Cổ Lũy Động, một đơn vị hành chính của Chiêm Thành. Năm 1430, vùng đất này nằm dưới sự quản lý của nhà Hồ. Năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1490 Đạo Thừa tuyên Quảng Nam đổi thành xứ Quảng Nam, năm 1520 gọi là trấn Quảng Nam và năm 1602 Chúa tiên Nguyễn Hoàng đổi thành Dinh Quảng Nam, huyện Lệ Giang đổi thành huyện Lệ Dương; đến năm 1906 đổi thành Phủ Thăng Bình. Năm 1922, một số xã phía Tây Nam Phủ Thăng Bình được tách nhập với một số xã của phía Tây Phủ Tam Kỳ thành huyện mới là Tiên Phước. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, 5 xã phía Đông của Duy Xuyên được nhập vào Thăng Bình.

Sau năm 1975, huyện Thăng Bình có 20 xã: Bình An, Bình Đào, Bình Định, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lâm, Bình Lãnh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú, Thăng Phước.

Ngày 23-9-1981, chia xã Bình Nguyên thành thị trấn Hà Lam và xã Bình Nguyên.

Ngày 14-3-1984, tách thôn Tú Trà của xã Bình Tú, tách thôn Ngũ Xã, thôn Gia Hội của xã Bình Phú để thành lập một xã mới lấy tên là xã Bình Chánh; chia xã Bình Đào thành 2 xã lấy tên là xã Bình Đào và xã Bình Minh. Từ đó, huyện Thăng Bình có 1 thị trấn Hà Lam và 22 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lâm, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú, Thăng Phước.

Ngày 31-12-1985, hai xã vùng tây là Bình Lâm và Thăng Phước được nhập vào huyện mới Hiệp Đức. Huyện Thăng Bình còn lại 1 thị trấn Hà Lam và 20 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú.

Ngày 8-3-2007, chia xã Bình Định thành 2 xã: Bình Định Bắc và Bình Định Nam.

Từ đó, huyện Thăng Bình có 1 thị trấn và 21 xã, giữ ổn định cho đến nay.

Điều kiện tự nhiên

Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn. Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này.

 


Địa lý, dân sốĐất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.

Huyện Thăng Bình có diện tích: 38.475,07 ha, dân số: 186.964 người.

Hành chính

Thăng Bình có 1 thị trấn Hà Lam - huyện lị và 21 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú.

Sôn Ly Ly và sông Trường Giang là hai dòng sông chính chảy trên địa bàn huyện. Sông Ly Ly bị đổi dòng liên tục do ảnh hưởng của các trận lũ lớn, về mùa khô nước sông thường khô cạn. Sông Trường Giang đoạn chảy qua huyện bị người dân trong vùng be bờ nuôi tôm, thu hẹp đáng kể dòng chảy. Thăng Bình có 25 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác để phát triển du lịch.

Bảng 2. Các đơn vị hành chính của huyện Thăng Bình

Trước ngày 31 tháng 12 năm 1985, Thăng Bình còn bao gồm hai xã phía tây Bình Lâm và Thăng Phước. Hai xã này sau đó được sáp nhập cùng với 4 xã của huyện Quế Sơn và 2 xã của huyện Phước Sơn để thành lập huyện Hiệp Đức.Nguồn: Sở Nội vụ Quảng Nam, 2007

Thắng cảnh và di tích

Tại làng cổ Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, có di tích Tháp Đồng Dương hay còn gọi là Phật viện Đồng Dương là một di tích quan trọng vào bậc nhất của Chăm Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau.

Nhân vật nổi tiếng

Nhà cách mạng

  • Tiểu La Nguyễn Thành
  • Trung tướng Châu Văn Mẫn, Anh hùng lực lượng vũ trang,Tổng cục trưởng TC Chính trị CAND. Cựu tù chính trị Côn Đảo

Nhà văn, nhà báo

  • Nguyên Ngọc
  • Nguyễn Nhật Ánh
  • Nguyễn Công Khế (Cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên)

Nhạc sĩ

  • Phan Văn Minh
  • Nguyen Hoàng Bích

Lễ hội

Lễ hội lăng Bà ở chợ Được (xã Bình Triều) được tổ chức vào ngày 10, 11 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Ngoài ra còn có các lễ hội cầu ngư của ngư dân ven biển thuộc các xã Bình Minh, Bình Hải, Bình Dương.

Thăng Bình còn nổi tiếng với đặc sản là khoai lang Trà Đõa (Bình Đào). Đây là loại khoai được người dân trồng rất công phu, ngoài ăn tươi còn được chế biến thành khoai lang khô (xắt lát, phơi khô) để độn cơm hoặc nấu chè khoai với đường đen; khoai chà để ăn chơi trong mùa mưa (luộc chín, chà trên rổ và phơi khô đề dành)

Giáo dục

Có 5 trường trung học phổ thông (được quản lý bởi Sở GD&ĐT Quảng Nam):

  • thpt Tiểu La (thị trấn Hà Lam)
  • thpt Thái Phiên (thị trấn Hà Lam)
  • thpt Nguyễn Thái Bình (xã Bình Đào)
  • thpt Lý Tự Trọng (xã Bình Trị)
  • thpt Hùng Vương (xã Bình An)

Hiện nay trên địa bàn huyện Thăng Bình đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị An Bình, khu đô thị Bình Nguyên... phần lớn đều nằm ở thị trấn Hà Lam.Hạ tầng